Tin nóng:
CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024      » Đào tạo khóa học “hệ thống an toàn dựa trên hành vi” (Behavior based Safety - BBS) đối với toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức      » CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI AN TOÀN VỆ SINH VIÊN NĂM 2023
Thời Gian: 27/04/2024 09:12 AM
Giải pháp Công nghệ Chống dịch COVID-19: Tăng cường họp trực tuyến, xử lý hồ sơ qua mạng

Ngày Đăng: 31/03/2020


         Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh hình thức họp trực tuyến… là những chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới.

          Ngày 12/2, tại Hội nghị Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, làm tốt Chính phủ điện tử cũng là một giải pháp ngăn ngừa COVID-19 khi hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng Chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

           Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới cũng nêu rõ: “Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ trong phòng, chống dịch bệnh. Hạn chế tổ chức cuộc họp, sự kiện và hoạt động tập trung đông người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành”.

          Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, trong khi người dân, doanh nghiệp được khuyến nghị đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến thì việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động, chuyển hầu hết các cuộc họp sang hình thức trực tuyến đang được nhiều bộ, ngành áp dụng.

           Với tinh thần bảo đảm hoạt động thông suốt, hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra, đồng thời hạn chế tập trung đông người, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, ngay từ đầu tháng 3, Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT đã chủ trì các cuộc họp điều hành trực tuyến xử lý công việc của bộ liên quan đến công tác quản lý đất đai, quy hoạch tài nguyên, khoáng sản…; thảo luận, hoàn thiện các nội dung sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường…

           Các cuộc họp tháo gỡ vướng mắc với các địa phương cũng được Bộ TN&MT chuyển sang hình thức này trong ngày 12/3 vừa qua. Lãnh đạo Bộ TN&MT đã tổ chức họp trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Cà Mau về một số nội dung liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.

          Tại Bộ LĐTB&XH, từ ngày 9/3, Bộ đã tạm hoãn các cuộc họp và các hội nghị, hội thảo tập trung đông người. Để bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ và chất lượng công tác chuyên môn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị.

           Theo đó, từ 9/3, lãnh đạo Bộ LĐTB&XH tổ chức các cuộc họp trực tuyến, trao đổi với lãnh đạo các đơn vị ngay tại phòng làm việc thông qua thiết bị đầu cuối. Tại điểm cầu, các đơn vị, lãnh đạo đơn vị có thể triệu tập thêm các cán bộ liên quan tham dự để nắm bắt được ngay chỉ đạo của Bộ trưởng. Trong thời gian này, đối với lãnh đạo bộ, lãnh đạo đơn vị đang đi công tác, có thể sử dụng thiết bị di động (iPhone, iPad, điện thoại) để tham gia họp.

          Hệ thống điều hành trực tuyến gồm 10 bộ thiết bị đầu cuối đã tích hợp đầy đủ màn hình hiển thị, camera, âm thanh... được Bộ LĐTB&XH đầu tư từ năm 2019.

          Theo Văn phòng Bộ LĐTB&XH, trong những ngày qua, cách thức hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ từ hình thức họp tập trung sang họp trực tuyến không hề gặp khó khăn, ngược lại, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian làm việc.

          Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đánh giá, các hoạt động về phát triển Chính phủ điện tử của các bộ, ngành gần như không chịu tác động nhiều từ dịch COVID-19, thậm chí còn có xu hướng được đẩy nhanh hơn do phát sinh mạnh nhu cầu trao đổi thông tin, gửi nhận văn bản trên Trục liên thông văn bản quốc gia, họp trực tuyến giữa các cấp để ứng phó với bệnh dịch.

           Không chỉ trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, việc ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết hồ sơ trên nền tảng điện tử đã được VPCP triển khai từ nhiều năm nay với mục tiêu thực hiện “VPCP phi giấy tờ”, phấn đấu là cơ quan gương mẫu đi đầu trong xây dựng Chính phủ điện tử.

          Theo ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP), thời gian vừa qua, VPCP đã khẩn trương hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hoàn thiện quy trình xử lý văn bản điện tử, ký số trên các thiết bị di động, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường mạng.

            Theo đó, việc xử lý văn bản điện tử của VPCP được thực hiện theo một quy trình đầy đủ, khép kín hoàn toàn trên môi trường mạng, từ khâu tiếp nhận, phối hợp, xử lý, trình duyệt đến ký, phát hành văn bản.

             Đến nay, tại VPCP, các vụ, cục, đơn vị đã hoàn toàn xử lý công việc trên môi trường mạng. Bản thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng và lãnh đạo VPCP, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị đã sử dụng thiết bị di động (IPAD) thực hiện ký số phê duyệt phiếu trình giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ công việc.

              Việc “phi giấy tờ” giúp bảo đảm công việc thông suốt, hiệu quả, nhanh chóng, đặc biệt bảo đảm kiểm soát tiến độ, chất lượng công việc ở từng khâu, từng cá nhân tham gia xử lý.

             Đối với các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, VPCP cùng với các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chặt chẽ thiết lập, triển khai Cổng Dịch vụ công quốc gia, Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet), Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

             Đặc biệt, vào tháng 6/2019, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) được khai trương đã góp phần giảm bớt thời gian, giảm giấy tờ các phiên họp Chính phủ và cho thấy sự cải cách, đổi mới phương thức làm việc của Chính phủ trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

           Ngày 13/3 vừa qua, Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ cũng được ra mắt nhằm bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa đổi mới lề lối phương thức làm việc với ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

           Tới đây, VPCP sẽ tiếp tục triển khai Trung tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Hệ thống tham vấn chính sách (e-Consultation). Khi các hệ thống này hoàn thiện và kết nối, chia sẻ với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích, là giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội. Qua đó, góp phần hiện thực hóa lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

         Theo ông Ngô Hải Phan, triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

          Theo ông Ngô Hải Phan, triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

          “Không cứ mùa dịch, chúng ta cần tiếp tục khuyến khích, tăng cường các cuộc họp trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc ngay cả sau khi dịch bệnh lắng xuống. Nếu Chính phủ, các bộ, ngành làm được thì địa phương cũng làm được. Việc triển khai, xây dựng Chính phủ điện tử đã, đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ”, ông Ngô Hải Phan nhấn mạnh.

-Theo “Báo Chính phủ”-

Tình hình ứng dụng CNTT và Công tác phòng chống đại dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Nhiệt Điện Thủ Đức

Trong công cuộc ứng dụng CNTT vào xử lý công việc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Nhiệt điện Thủ Đức cũng tích cực đưa vào áp dụng các phương án ứng dụng CNTT vào việc xử lý công việc tại Công ty như:

        Sử dụng hệ thống họp trực tuyến của Công ty để tham gia các cuộc họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

        Bố trí họp trực tuyến qua zoom meeting, về  sắp tới là triển khai đào tạo trực tuyến.

        Sử dụng phần mềm EOffice và các phần mềm khác trong toàn Công ty.

        Tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng chống đại dịch trên các cổng thông tin của Công ty như: TVNews, Cổng thông tin nội bộ, Website chính thức của Công ty.

Bên cạnh đó Công ty TNHH MTV Nhiệt Điện Thủ Đức cũng áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác nhằm đạt hiệu quả tối đa trong công tác phòng chống đại dịch:

Áp dụng đo thân nhiệt cho tất cả cán bộ, công nhân viên và khách khi ra vào khuôn viên Công ty.

Bắt buộc đeo khẩu trang trong khuôn viên Công ty.

Trang bị nước rửa tay, bắt buộc rửa tay đúng quy trình trước khi ăn cơm.

Chia ca khi đi ăn cơm nhằm hạn chế số lượng người tập trung tại nhà ăn Công ty, áp dụng quy định một bàn ăn chỉ được tối đa 03 người, hạn chế nói chuyện trong khi ăn uống.

Thực hiện chế độ làm việc từ xa.

Tạm hoãn thực hiện bấm vân tay chấm công nhằm hạn chế tiếp xúc trong khoảng cách quy định.

              Nhiệt điện Thủ Đức quyết tâm chung tay cùng Chính phủ, đẩy lùi dịch covid-19, đảm bảo sản xuất kinh doanh, cung cấp điện an toàn cho đồng bào./.



TIN XEM NHIỀU NHẤT

Thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Cẩm nang chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” tại Công ty

Tổng kết kết quả thực hiện văn bản 1257/NĐTĐ-KHVT và Quyết định 82/QĐ-NĐTĐ tháng 4/2023

Tiết kiệm định mức điện sinh hoạt trong Công ty ban hành kèm theo Quyết định số 82/QĐ-NĐTĐ ngày 12/01/2023


THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

LIÊN KẾT ĐỐI TÁC