Tin nóng:
CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC THAM DỰ HỘI THAO QUỐC PHÒNG, THỂ DỤC THỂ THAO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2024      » CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC THAM DỰ HỘI THAO QUỐC PHÒNG, THỂ DỤC THỂ THAO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2024      » CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024
Thời Gian: 19/05/2024 05:48 AM
QUẢN LÝ XUNG ĐỘT GIỮA NHÂN VIÊN NHƯ THẾ NÀO CHO TỐT ?

Ngày Đăng: 01/10/2018


Nếu bạn đặt một nhóm người ở cạnh nhau suốt 40 giờ một tuần, xung đột, dù lớn hay nhỏ, là điều không thể tránh khỏi. Một số bất đồng tại nơi làm việc là điều tốt. Nó cho thấy có sự thảo luận cởi mở và lành mạnh giữa nhân viên, và rằng nhân viên không ngại nêu lên băn khoăn của họ về những vấn đề trong tổ chức. Tuy nhiên, trong khi những xung đột về vấn đề công việc được xem là hiệu quả , xung đột về cá tính và phong cách làm việc thì hoàn toàn ngược lại.

                           

Bước đầu tiên trong việc quản lý tranh chấp giữa nhân viên là hiểu được sự bất đồng giữa họ. Một khi đã xác định được vấn đề, điều quan trọng đầu tiên là hỏi người nhân viên về mong muốn của họ đối với việc gìn giữ mối quan hệ. Nếu họ thật sự không muốn, việc tiếp tục cuộc đối thoại là hoàn toàn vô nghĩa.  Cả hai bên phải muốn hàn gắn mối quan hệ và cùng hướng tới một giải pháp. Nếu bạn có một nhân viên hay gây chia rẽ - người luôn không có thiện chí giải quyết vấn đề, bạn cần loại bỏ người này ra khỏi nhóm hay đội ngũ làm việc của bạn. Một khi họ vẫn muốn tìm ra một giải pháp, hãy bắt đầu bằng việc đặt ba câu hỏi sau:

• Hành vi nào của bạn gây tổn hại mối quan hệ?

• Hành vi nào của người kia gây tổn hại mối quan hệ?

• Bạn có sẵn lòng để thay đổi một trong những hành vi của mình nếu người kia cũng thay đổi hành vi của họ hay không?

Dĩ nhiên, việc giải quyết vấn đề ngay từ ban đầu sẽ dễ dàng hơn trong việc kiềm chế xung đột. Là nhà quản lý, bạn có thể tạo ra một môi trường ít tranh chấp hơn bằng cách :

• Mô tả chính xác công việc -nhiều tranh chấp giữa nhân viên phát sinh từ mô tả công việc không rõ ràng, từ đó dẫn đến mâu thuẫn. Bằng việc mô tả rõ ràng công việc của mỗi nhân viên, bạn có thể giảm thiểu xung đột trong đội nhóm

 Đặt những câu hỏi mở, không mang tính đe dọa nhân viên - Đừng sợ phải đối mặt trực tiếp với nhân viên để giải quyết được cốt lõi vấn đề. Hãy đảm bảo tính bảo mật của cuộc nói chuyện để khuyến khích sự trung thực và tin tưởng của nhân viên.

 • Có các chính sách rõ ràng - Đôi khi các chính sách chính là cộng sự tốt nhất của bạn, đặc biệt là ở những khía cạnh công việc chủ chốt như tính chuyên cần, chất lượng và hiệu quả công việc. Hãy xác định kỳ vọng của bạn, sau đó nói cho nhân viên biết và quản lý họ dựa trên những kỳ vọng đó.

Những lời khuyên này sẽ hữu ích cho bạn. Thế nhưng,  không có môi trường làm việc nào là không có xung đột, bất chấp sự khác biệt về văn hóa tổ chức. Khi xảy ra xung đột ,hãy giải quyết một cách nhanh chóng. Việc để những mâu thuẫn tích tụ lâu dài rất dễ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Những nhân viên bất hòa với nhau sẽ làm việc kém hiệu quả hơn, họ sẽ không cảm thấy thoải mái ở nơi làm việc và có nhiều khả năng rời khỏi tổ chức.

Nếu chỉ riêng bạn thấy bất bình, cho dù đó là với đối tác hay người quản lý khác, hãy nhớ vẫn áp dụng Quy tắc giao tiếp 101: đề cập cụ thể vấn đề.  Thay vì nói rằng “Bạn thật bất lịch sự”, hãy đề cập đến hành vi cụ thể, ví dụ như "Bạn nói chuyện điện thoại hơi lớn tiếng" Bằng cách này, họ sẽ nghe được cụ thể hành vi nào của mình đang làm phiền đến bạn, chứ không phải một lời trách móc mơ hồ phải khiến họ dè chừng.

Hãy nhớ rằng nếu bạn cứ mải nghĩ đến cách đáp lại những gì người khác đang nói, bạn sẽ không thể lắng nghe họ. Một cách khắc phục tốt là hãy để một người nói và một người khác lặp lại theo cách diễn đạt riêng của họ. Nếu thấy việc này khó khăn, hãy thử bắt đầu bằng cách nói, "Để xem tôi có thể hiểu được đến đâu những gì bạn đang nói. Theo tôi hiểu, điều bạn lo lắng là..." Bằng cách này, mỗi người đều có cơ hội để được lắng nghe và nói lên những băn khoăn của họ. Điều này cũng đảm bảo cả hai bên đều hiểu được vấn đề của nhau.

Cuối cùng, không nên tham dự một cuộc họp với những giải pháp và kế hoạch hành động mà bạn đã quyết định từ trước. Hãy cùng làm việc với tất cả mọi người, cùng thảo luận để tìm ra giải pháp và kế hoạch. Hãy cùng mọi người xây dựng ý tưởng và đừng bận tâm ai là người tìm ra giải pháp. Bạn cần nhớ rằng mục tiêu chung của tập thể chính là phải giải quyết được vấn đề.



TIN XEM NHIỀU NHẤT

Thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Cẩm nang chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” tại Công ty

Tổng kết kết quả thực hiện văn bản 1257/NĐTĐ-KHVT và Quyết định 82/QĐ-NĐTĐ tháng 4/2023

Tiết kiệm định mức điện sinh hoạt trong Công ty ban hành kèm theo Quyết định số 82/QĐ-NĐTĐ ngày 12/01/2023


THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

LIÊN KẾT ĐỐI TÁC