Tin nóng:
CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC THAM DỰ HỘI THAO QUỐC PHÒNG, THỂ DỤC THỂ THAO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2024      » CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC THAM DỰ HỘI THAO QUỐC PHÒNG, THỂ DỤC THỂ THAO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC NĂM 2024      » CÔNG TY TNHH MTV NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024
Thời Gian: 19/05/2024 03:11 AM
Nỗi niềm chốn công sở: Từ tiếng lòng đến tiếng nói

Ngày Đăng: 09/10/2018


Vốn dĩ “được lắng nghe và thấu hiểu” là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Nếu xét về phương diện khoa học, thì nhu cầu được lắng nghe nằm ở bậc thứ hai trong tháp nhu cầu của Maslow, nó chỉ đứng sau nhu cầu được thể hiện bản thân. Nói cách khác, được nói và được lắng nghe là hai nhu cầu chiếm lấy cái “tôi” nhiều nhất của một con người. Tuy nhiên, không giống như nhiều người nghĩ, trong công viêc thì phải cân bằng giữa hai yếu tố này, đây là một suy nghĩ ngụ ý có một sự đánh đổi quan trọng. Phải đánh đổi việc được lắng nghe bằng việc được nói. Thực chất, đấy không phải là hai điều tách rời riêng biệt mà chúng tích hợp với nhau, luân phiên như một vòng lặp.

Trong doanh nghiệp, sự trao đổi và giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới cũng phản ánh phần nào văn hóa của doanh nghiệp đó. Nếu đó là một môi trường làm việc tốt thì liệu những trường hợp có những cá nhân nói rằng “tôi nói nhưng sếp tôi chẳng quan tâm”, “nói ra thì được gì, không khéo lại bị đì” hay những câu đại loại như “họ chỉ ừ cho có rồi đâu lại vào đấy” có cơ hội xuất hiện không? Xét về phương diện lãnh đạo, người làm sếp nào cũng có những yêu cầu riêng đối với nhân viên của mình và nhân viên cần phải tuyệt đối tuân theo (đó là thể hiện sự tôn trọng về cấp bậc). Người lãnh đạo có quyền đòi hỏi sự sáng tạo từ nhân viên của mình và không ngừng theo đuổi những tiêu chuẩn cao nhất – mặc dù điều đó có thể quá phi lý và gian nan. Và dĩ nhiên việc liên tục đòi hỏi tuyển thêm người, gia tăng ngân sách hay cứng nhắc với các định mức phí tổn không được khuyến khích tại đây. Ngược lại, khi xét về phương diện của người làm công, họ luôn cảm thấy sếp yêu cầu quá nhiều trong khi điều kiện thực hiện yêu cầu thì lại hạn hẹp, khó khăn. Và mâu thuẫn thường bắt đầu từ những khúc mắc rất nhỏ.

                     

Trong cả ngàn người đang làm việc, để ý kiến của một người được cấp trên lắng nghe quả thật là khó, khi sự việc xảy ra thì thường có trường hợp đổ lỗi cho nhau. Cấp quản lý kết luận rằng do cấp dưới không nói, không trình bày ý kiến của mình. Cấp dưới thì nhận định rằng sếp quá bận để lắng nghe hay để giải quyết những vấn đề tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng sẽ lớn dần theo thời gian. Ở chỗ tôi làm việc trước kia, tôi có một đồng nghiệp là một cậu nhóc rất trẻ, và cậu ta rất háo thắng và hay khoe khoang. Chính vì tính hay nói thẳng nên cậu làm mất lòng khá nhiều người. Thời điểm đó, công ty chỉ mới thành lập chi nhánh mới nên có rất nhiều khó khăn, rất nhiều vấn đề bất cập xảy ra, nhưng sếp lại không mấy quan tâm. Tôi luôn tự hỏi là tại sao. Bằng chứng là cả hai năm làm việc liên tiếp ở đó, chúng tôi không được phát một bộ đồng phục nào đúng với yêu cầu nhiệm vụ chức năng. Trang thiết bị dụng cụ thì vô cùng nghèo nàn và thiếu thốn. Mỗi lần họp chúng tôi đều có nhắc tới, hy vọng sẽ có một sự quan tâm đúng mực từ phía nhà quản lý điều hành để cải thiện tình hình kinh doanh lúc đó. Nhưng trớ trêu thay là khi mục tiêu bạn đặt quá cao nhưng bạn không có đủ khả năng thực hiện nó. Doanh thu vào thời điểm đó lúc nào cũng bị báo lỗ, kèm theo là cái nhìn khó chịu và sự thắc mắc của sếp “tại sao lúc nào cũng không đạt chỉ tiêu”. Chính vì không thấy một động thái quan tâm nào từ cấp trên, chúng tôi dường như đình công. Chỉ thực hiện đúng những công việc được ghi trong hợp đồng, những công việc ngoài lề khác chúng tôi đều từ chối làm. Chính vì vậy, mà việc chúng tôi muốn được sếp lắng nghe càng bị lãng quên. Sau khi chuyển công tác sang một chi nhánh khác, đồng nghiệp của tôi bắt đầu nhận thấy cần phải làm việc hết sức tận tâm thì vấn đề này mới có thể được giải quyết. Cậu ấy bắt đầu làm việc hăng say, dù sếp không quan tâm, cậu vẫn làm những điều có thể vì khách hàng vì công ty. Thậm chí là làm luôn cả trăm công việc không tên khác mà chẳng hề liên quan đến vị trí của của mình. Kết quả thật bất ngờ, doanh thu tăng vọt, thậm chí vượt chỉ tiêu và cậu được các sếp chú ý đến. Sự hài lòng mà cậu mang lại cho cấp trên đã khiến họ lắng nghe những gì cậu nói và tiếng nói của cậu bắt đầu được lắng nghe nhiều hơn. Các máy móc thiết bị tối tân liên tiếp được nhập về theo yêu cầu của cậu. Và hiện tại, cậu đang được đề bạt cho một ví trí và mức lương cao hơn phù hợp với năng lực của cậu.

Quay lại vấn đề được lắng nghe, tôi cũng được một người bạn kể lại rằng công ty của anh đang có một đợt cấp phát đồng phục cho khối công nhân. Và chính anh nằm trong nhóm nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp từ khâu chọn chất liệu vải đến may đo. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường cho tới khi anh nhận được cái nhìn khó chịu từ phía công nhân rằng tại sao họ đã phản ảnh rất nhiều lần loại vải này mặc rất khó chịu, bí hơi, họ phải làm việc trong môi trường tối, chật, và nóng bức nên độ cứng của loại vải này cọ sát vào da gây cản trở họ trong quá trình làm việc. Anh bạn của tôi vô cùng bỡ ngỡ và bối rối, anh ấy hỏi ngay rằng việc này đã được thông báo với cấp trên chưa, nếu chưa thì anh ấy sẽ báo lại để vấn đề được giải quyết nhanh chóng. Nhưng nhóm công nhân lại giận dữ và nhất quyết yêu cầu gặp trực tiếp cấp trên để bày tỏ bức xúc. Tuy nhiên, rất lạ là sau đó không hề có chuyện gì xảy ra. Theo tôi thấy, có rất nhiều vấn đề ở đây. Có lẽ là từ cả hai phía, nhà quản lý và người lao động. Nhà quản lý quan tâm đủ rộng nhưng chưa đủ sâu đối với người lao động. Nếu ngay từ đầu nhóm phụ trách lấy ý kiến phản hồi từ phía công nhân thì họ đã không phải bức xúc đến như thế. Hoặc nhóm công nhân chủ động trình bày các khó khăn trong công việc cho cấp trên một cách hiệu quả hơn thì nhà quản lý đã có thể chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề. Chính việc này vô hình chung đã làm vấn đề thêm nghiêm trọng và gia tăng khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Khi nhận thấy vấn đề, người đầu tiên mà nhân viên cần báo cáo đó chính là người quản lý trực tiếp của mình. Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng thì người nhân viên cũng cần phải xem xét lại thật kỹ trước khi trình bày với cấp cao hơn. Tuần tự theo một quá trình từ thấp lên cao cho đến khi sự việc được giải quyết. Đối với sự việc có tính khẩn cấp thì cần phải nói ngay để có thể giải quyết kịp thời, hạn chế tối đa gây ảnh hưởng đến công việc chung. Đặc biệt, người nhân viên cần hết sức lưu ý thái độ khi trình bày sự việc, nên trình bày một cách hết sức khách quan, rành mạch rõ ràng, hòa nhã, không nên để những cảm xúc chủ quan lấn át và có những hành động không hay trong môi trường làm việc.

Suy cho cùng, để quá trình được lắng nghe và được nói diễn ra một cách thuận lợi. Trước tiên người lao động cần làm việc hết sức mình và tận tâm với công việc trước khi lên tiếng phàn nàn về một điều gì đó không hài lòng. Từ những đóng góp nhỏ đến thành quả lớn ắt sẽ thu hút được sự chú ý của người lãnh đạo. Đây sẽ là giai đoạn mà người lao động được nói, nên nói. Nối tiếp sau những thành quả nhất định, việc được lắng nghe sẽ diễn ra như một điều tự nhiên. Thêm vào đó, nhà lãnh đạo cũng cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa đối với nhân viên của mình. Quan tâm theo chiều rộng không là chưa đủ, mà còn phải theo chiều sâu./.



TIN XEM NHIỀU NHẤT

Thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Cẩm nang chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” tại Công ty

Tổng kết kết quả thực hiện văn bản 1257/NĐTĐ-KHVT và Quyết định 82/QĐ-NĐTĐ tháng 4/2023

Tiết kiệm định mức điện sinh hoạt trong Công ty ban hành kèm theo Quyết định số 82/QĐ-NĐTĐ ngày 12/01/2023


THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

LIÊN KẾT ĐỐI TÁC