Ngày Đăng: 28/06/2013
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THỦ ĐỨC
1. Nhiệm vụ chung
1.1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì:
- Làm đầu mối để tham mưu cho Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty về các nhiệm vụ được giao.
- Lấy ý kiến của các đơn vị tham gia về các vấn đề, nội dung có liên quan; tổng hợp và đề xuất ý kiến hoặc biện pháp giải quyết của đơn vị trình Chủ tịch kiêm Giám đốc xem xét, quyết định.
- Trong trường hợp phải gửi tài liệu đến các đơn vị tham gia xem xét, đơn vị chủ trì chỉ gửi các phần có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tham gia.
- Đối với một số nhiệm vụ tổng quát - có tính chất tổng hợp công việc, hoặc báo cáo của các đơn vị tham gia - đơn vị chủ trì có trách nhiệm tổng hợp, cân nhắc và thảo luận với các đơn vị tham gia để đưa vào báo cáo tổng hợp cuối cùng trình Chủ tịch kiêm Giám đốc xem xét quyết định.
- Khi tham gia các cuộc họp do Chủ tịch kiêm Giám đốc chủ trì về các vấn đề do đơn vị chịu trách nhiệm, đơn vị chủ trì có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, nội dung và các vấn đề cần thảo luận trong cuộc họp.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các đơn vị và báo cáo với Chủ tịch kiêm Giám đốc về tình hình triển khai, thực hiện các văn bản, kết luận của Chủ tịch kiêm Giám đốc về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ đơn vị được giao chủ trì.
1.2. Nhiệm vụ của đơn vị tham gia:
- Tham gia góp ý đúng thời hạn các công việc do Chủ tịch kiêm Giám đốc chỉ đạo và đơn vị chủ trì đề nghị.
- Đối với một số nhiệm vụ tổng quát - có tính chất tổng hợp công việc hoặc báo cáo của nhiều đơn vị - đơn vị tham gia chịu hoàn toàn trách nhiệm về phần công việc, đề xuất của mình vào báo cáo chung cuối cùng của đơn vị chủ trì.
2. Chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị:
PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ LAO ĐỘNG`
Chức năng
Tham mưu và tổ chức thực hiện: Công tác tổ chức, cán bộ; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; Chính sách lao động tiền lương; Vệ sinh lao động; Thi đua khen thưởng; Văn hóa doanh nghiệp; Hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ; Y tế cơ quan; Công tác pháp chế và những vấn đề pháp lý; Thanh tra, bảo vệ, quốc phòng, an ninh; Quan hệ cộng đồng và thông tin truyền thông; Thư ký tổng hợp.
Nhiệm vụ
1. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ:
a) Nghiên cứu tổ chức bộ máy của Công ty, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các đơn vị.
b) Đề xuất việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
c) Đề xuất chủ trương bổ sung ngành, nghề kinh doanh của Công ty; thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty.
d) Quản lý hồ sơ cán bộ và chịu trách nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội dung, quản trị phần mềm chương trình nhân sự HRMS.
e) Tổ chức tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động.
f) Đề xuất việc bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu theo chế độ đối với CNVC do Công ty quản lý.
g) Đề xuất việc bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu theo chế độ đối với CNVC do Công ty quản lý.
h) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhu cầu cán bộ, lập kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng, đề bạt, bồi dưỡng quản lý.
i) Quản lý hồ sơ lý lịch CNVC theo phân cấp.
j) Xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở hàng năm, báo cáo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thường trực xây dựng và thực hiện chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới của Công ty; xây dựng Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể của Công ty.
2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:
a) Xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện và đánh giá kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
b) Đề xuất đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ đương nhiệm, trong quy hoạch.
3. Chính sách lao động tiền lương:
a) Lập kế hoạch lao động tiền lương hàng năm. Xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng.
b) Định kỳ và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thống kê và phân tích tình hình sử dụng lao động; Thực hiện kỷ luật lao động để đề ra biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất.
c) Thực hiện các chế độ đối với người lao động về bảo hiểm xã hội, trang bị bảo hộ lao động, bồi dưỡng hiện vật phù hợp với tính chất lao động của các đơn vị trực thuộc Công ty theo ngành nghề khác nhau; Tính toán tiền công, tiền lương.
d) Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong Công ty.
e) Theo dõi, tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả công việc của các cá nhân trong Công ty.
4. Vệ sinh lao động:
a) Cùng với kỹ sư an toàn của phòng Kỹ thuật và An toàn huấn luyện cho an toàn viên và CNVC về sơ cấp cứu trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động;
b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động;
c) Thường xuyên kiểm tra nhà ăn về vệ sinh, về chất lượng thực phẩm.
d) Lập hồ sơ vệ sinh lao động.
5. Thi đua khen thưởng:
a) Tổ chức xét thi đua hàng tháng, quý, năm và khen thưởng đột xuất.
b) Báo cáo công tác thi đua khen thưởng 6 tháng, năm;
c) Phối hợp Công đoàn tổ chức phát động các phong trào thi đua, tiết kiệm, chống lãng phí, sơ kết, tổng kết và khen thưởng.
6. Văn hóa doanh nghiệp:
a) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Văn hóa doanh nghiệp.
b) Đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp hàng quý, năm.
c) Xây dựng Tài liệu Văn hóa doanh nghiệp Công ty.
7. Hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ:
a) Thực hiện và hướng dẫn thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định pháp luật.
b) Tổ chức việc tiếp nhận, phân phối đầy đủ, nhanh chóng các công văn giấy tờ đến đúng người có trách nhiệm giải quyết.
c) In ấn tài liệu của Công ty.
d) Tổ chức, hướng dẫn về công tác lưu trữ hồ sơ của Công ty.
e) Quản lý kho lưu trữ tài liệu;
f) Hướng dẫn, kiểm tra công tác lập hồ sơ công việc.
g) Lựa chọn hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu để giao nộp vào lưu trữ lịch sử và làm các thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị theo quy định của pháp luật.
h) Đầu mối tổ chức đưa vào sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Công ty trên hệ thống văn phòng điện tử, đôn đốc kiểm tra các đơn vị về chu trình nghiệp vụ xử lý văn bản, lập hồ sơ công việc, khai thác dữ liệu tài liệu số hóa trên hệ thống văn phòng điện tử.
i) Thực hiện các quy định của pháp luật về giữ gìn bí mật, bảo vệ hồ sơ tài liệu, con dấu.
8. Y tế cơ quan:
a) Điều trị và tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, điều dưỡng phục hồi chức năng lao động cho CNVC.
b) Nghiên cứu đề xuất các phương pháp phòng bệnh và phổ biến huấn luyện về vệ sinh phòng bệnh cho CNVC.
9. Công tác pháp chế và những vấn đề pháp lý:
a) Phối hợp với các đơn vị kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các quy định, quy chế thuộc nội bộ Công ty, thỏa ước lao động tập thể, các hợp đồng.
b) Đầu mối theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính.
c) Thực hiện cập nhật, rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật mới ban hành, các quy định, quy chế của Công ty.
10. Thanh tra, bảo vệ, quốc phòng, an ninh:
a) Tổ chức tốt công tác bảo vệ, tuần tra, canh gác. Khi cần thiết sẽ được bổ sung vào lực lượng tự vệ để bảo đảm an toàn Công ty.
b) Quản lý tốt các thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy.
c) Phối hợp với tổ chức học tập về quốc phòng, công tác phòng gian, bảo mật, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc ở Công ty.
d) Cùng với địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong khu vực xây dựng quy chế phối hợp để thống nhất công tác bảo vệ chống phá hoại từ bên ngoài.
e) Thu thập tài liệu và làm những công việc về điều tra, bảo vệ hiện trường, giúp công an xác minh các sự việc xâm phạm đến tài sản, an ninh của Công ty.
f) Kiểm tra, thanh tra các đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch, phương án, chế độ, nội quy bảo vệ, chống tham nhũng, chống lãng phí.
g) Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết việc khiếu nại, tố cáo trong Công ty.
h) Phụ trách công tác an ninh, bảo vệ tài sản.
i) Tổ chức lực lượng tự vệ Công ty, xây dựng và triển khai kế hoạch huấn luyện quân sự và chính trị theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Quân sự địa phương; phối hợp với địa phương và đơn vị bạn tổ chức diễn tập quân sự.
j) Đăng ký, quản lý và sử dụng các lọai vũ khí và công cụ hỗ trợ trong Công ty. Quản lý các trang bị, phương tiện kỹ thuật quốc phòng theo quy định của pháp luật.
k) Quản lý lực lượng dự bị động viên, sỹ quan dự bị theo pháp lệnh dự bị động viên. Theo dõi, nắm vững tình hình an ninh chính trị, trật tự trị an, tình hình bảo vệ tài sản của Công ty, phát hiện kịp thời những hiện tượng nguy hại và có biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn những hiện tượng đó.
l) Phổ biến nội quy bảo vệ Công ty cho tất cả CNVC, khách đến tham quan, thực tập, lao động; lập lịch trực chỉ huy sản xuất.
m) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong Công ty thực hiện kế hoạch, phương án, chế độ, nội quy bảo vệ.
n) Quản lý tài sản của cơ quan, thực hiện đúng các chế độ, mua sắm phương tiện.
11. Quan hệ cộng đồng và thông tin truyền thông:
a) Xây dựng chương trình tuyên truyền.
b) Tổ chức thực hiện công tác quan hệ cộng đồng, tuyên truyền họp mặt, giao lưu.
12. Thư ký tổng hợp:
a) Tổng hợp, xây dựng và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Giám đốc Công ty.
b) Tổng hợp ý kiến kết luận của Giám đốc, tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm điểm việc thực hiện các kết luận đó.
c) Chuẩn bị chương trình công tác và nội dung các hội nghị, dự thảo các quyết định, chỉ thị của Giám đốc Công ty để ban hành.
Tổ chức thực hiện công tác khánh tiết, tiếp tân của Công ty; tổ chức sinh hoạt, làm việc cho CNVC đi công tác.
PHÒNG KỸ THUẬT VÀ AN TOÀN
Chức năng
Quản lý kỹ thuật phục vụ vận hành và sửa chữa các thiết bị và công trình phục vụ sản xuất; Chức năng công nghệ thông tin, viễn thông, SCADA; Công tác môi trường; Quản lý, giám sát an toàn, bảo hộ lao động; Phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn; Cải tiến sản xuất và công nghệ; Công tác ISO.
Nhiệm vụ
1. Thực hiện chức năng quản lý kỹ thuật phục vụ vận hành và sửa chữa các thiết bị và công trình phục vụ sản xuất:
a) Theo dõi, tổng hợp thống kê các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật hằng ngày và định kỳ quý, năm. Báo cáo kịp thời cho các đơn vị chức năng của Tập đoàn. Tổng hợp báo cáo kỹ thuật, nghiệm thu sau sửa chữa lớn.
b) Chủ trì lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, lập dự toán và tham gia quyết toán các công trình; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
c) Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
d) Quản lý về kỹ thuật các công tác vận hành, sửa chữa và xây dựng.
e) Xây dựng phương án sửa chữa lớn; theo dõi tình hình thiết bị, công tác vận hành; giám sát kỹ thuật trong sửa chữa; hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Công ty để giải quyết các khó khăn về kỹ thuật trong quá trình vận hành, sửa chữa.
f) Thể chế hóa công tác quản lý kỹ thuật.
g) Thường xuyên và định kỳ thống kê, phân tích tình hình hoạt động của các thiết bị nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cho chế độ vận hành kinh tế.
h) Quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật; tham gia đánh giá thanh lý tài sản.
i) Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất. Tổ chức nghiệm thu thiết bị.
j) Bồi huấn, tổ chức thi nâng bậc, giữ bậc, sát hạch nghề; Biên soạn, điều chỉnh bổ sung quy trình sửa chữa, vận hành.
k) Kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật an toàn điện, quy phạm kỹ thụât. Tổ chức cho CNVC học tập và kiểm tra các quy trình, quy phạm đó theo quy định và cấp thẻ an toàn.
2. Chức năng công nghệ thông tin, viễn thông, SCADA:
Quản trị mạng máy tính của Công ty, cập nhật thông tin tải lên website.
3. Công tác môi trường:
a) Xây dựng chương trình đánh giá tác động môi trường.
b) Lập phương án bảo vệ môi trường.
c) Báo cáo các công tác về môi trường hàng quý, 6 tháng, năm,
4. Quản lý, giám sát an toàn, bảo hộ lao động:
a) Tổ chức lập phương án an toàn, vệ sinh lao động.
b) Huấn luyện quy trình kỹ thuật an toàn cho công nhân mới, công nhân đơn vị ngoài vào Công ty làm việc và học sinh thực tập.
c) Kiểm tra, giám sát và triển khai công tác kỹ thuật an toàn trong sản xuất, sửa chữa; kiểm tra theo dõi đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
d) Kiểm tra các đơn vị thực hiện công tác kỹ thuật an toàn, tham gia chấm điểm thi đua về an toàn theo quy định hiện hành của Nhà nước.
e) Điều tra các sự cố và tai nạn lao động để kịp thời xử lý và đề ra các biện pháp ngăn ngừa.
f) Phụ trách việc tổ chức và quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
g) Xây dựng phương án chống sự cố mùa khô và mùa mưa; kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án đó.
5. Phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn:
a) Lập phương án phòng chống cháy nổ và tổ chức đội phòng cháy. Phối hợp đội phòng cháy chữa cháy địa phương, huấn luyện nghiệp vụ và diễn tập cho CNVC.
b) Theo dõi kiểm tra công tác diễn tập PCCC.
c) Tổ chức mua bảo hiểm cháy nổ.
d) Thực hiện biện pháp khắc phục do cháy nổ gây ra.
e) Thực hiện công tác lập kế hoạch, phương án và quản lý hồ sơ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
f) Báo cáo định kỳ hàng năm.
6. Cải tiến sản xuất và công nghệ:
Tổ chức thực hiện công tác sáng kiến cải tiến sản xuất và công nghệ.
7. Công tác ISO:
a) Quản lý, theo dõi công tác Iso của Công ty.
b) Lập kế hoạch đánh giá Iso hàng năm.
PHÒNG TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN
Chức năng
Chủ trì giải quyết các công việc sau: Áp dụng chế độ, chính sách của Nhà nước, của EVN về các lĩnh vực kinh tế, tài chính và hạch toán, kế toán trong Công ty. Đề xuất xây dựng các quy chế, quy định của Công ty về các lĩnh vực kinh tế, tài chính và hạch toán, kế toán. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chế độ, chính sách, các quy chế, quy định về các lĩnh vực nêu trên.
Nhiệm vụ
1. Thực hiện chức năng kinh tế tài chính:
a) Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
b) Tham gia xây dựng chiến lược về giá cả, kế hoạch mặt hàng nhằm chủ động trong hoạt động kinh doanh, tham gia xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật.
c) Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác tài chính, kế toán trong Công ty.
d) Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
e) Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty.
f) Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, xây dựng phương án sản xuất sản phẩm, cải tiến quản lý kinh doanh của Công ty.
2. Thực hiện chức năng hạch toán kế toán:
a) Tổ chức công tác kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất, kinh doanh của Công ty.
b) Thực hiện hạch toán kế toán theo chuẩn mực nhà nước ban hành, phát hiện và ngăn ngừa những vi phạm chế độ và kỷ luật tài chính.
c) Tính toán và trích, nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, bảo hiểm bắt buộc, các khoản nộp cấp trên; quản lý các khoản tiền vay, công nợ.
d) Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời, đúng chế độ về kết quả kiểm kê tài sản định kỳ, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt, hư hỏng, các vụ tham ô và các trường hợp xâm phạm tài sản, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý.
e) Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của Công ty theo chế độ quy định.
f) Phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời, đúng quy định về các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê của nhà nước và các quy định của cấp trên.
g) Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà nước.
Xây dựng và đề xuất các đề án, các biện pháp nhằm bảo toàn vốn, khai thác và sử dụng có hiệu quả cao mọi nguồn vốn theo quy định của pháp luật.
PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ VẬT TƯ
Chức năng
Thực hiện chức năng kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn; Kinh doanh thị trường điện; Quản lý đấu thầu; Mua sắm, quản lý và cung ứng vật tư, nhiên liệu phục vụ sản xuất và sửa chữa; Quản trị rủi ro.
Nhiệm vụ
1. Thực hiện chức năng kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn:
a) Hướng dẫn, thực hiện xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hằng năm.
b) Giải trình và bảo vệ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ bản hàng năm.
c) Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty, phát hiện kịp thời những mất cân đối, có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kế hoạch.
d) Thực hiện công tác thống kê.
2. Kinh doanh thị trường điện:
Đăng ký tham gia thị trường điện với Công ty Mua bán điện.
3. Quản lý đấu thầu:
a) Chủ trì công tác đấu thầu.
b) Theo dõi, quản lý thống nhất các hợp đồng mua sắm vật tư.
4. Mua sắm, quản lý và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và sửa chữa:
a) Lập các đơn hàng.
b) Tiếp nhận, bảo quản và cấp phát vật tư đúng theo quy định.
c) Thu hồi phân loại vật tư phế liệu. Tham gia phương án xử lý.
d) Quản lý hệ thống kho tàng theo đúng quy định.
e) Xây dựng và thực hiện đảm bảo vật tư dự phòng theo định mức quy định.
f) Kiểm kê định kỳ và đột xuất theo quy định; lập báo cáo kiểm kê, sử dụng, nhập theo quy định.
g) Lập phương án xử lý vật tư chậm luân chuyển.
h) Quản lý dụng cụ đồ nghề.
5. Công tác quản trị rủi ro:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro.
PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH
Chức năng
Thực hiện chức năng quản lý, vận hành thiết bị khối lò máy, hóa, hệ thống điện nhất thứ, nhị thứ, đo lường và điều khiển các trạm lẻ phụ trợ có liên quan dây chuyền sản xuất điện (hệ thống cung cấp và xử lý nước lò, hóa nghiệm, hệ thống nhiên liệu, hệ thống cứu hỏa, hệ thống nước tuần hoàn…); Chức năng thí nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, khắc phục sự cố thiết bị cơ nhiệt, thiết bị điện nhất thứ, nhị thứ, thiết bị đo lường, tự động điều khiển của nhà máy.
Điều 2. Nhiệm vụ
1. Thực hiện chức năng quản lý, vận hành thiết bị khối lò máy, hóa, hệ thống điện nhất thứ, nhị thứ, đo lường và điều khiển các trạm lẻ phụ trợ có liên quan dây chuyền sản xuất điện:
a) Vận hành an toàn, kinh tế các tổ máy theo phương thức do Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
b) Đảm bảo tính sẵn sàng của các tổ máy dự phòng; hàng ngày kiểm tra tình hình thiết bị, tình hình vận hành (các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật) đề ra các biện pháp vận hành tốt nhất cho các ca và kiến nghị.
c) Tham gia lập phương thức vận hành, phương án kỹ thuật, xây dựng kế hoạch năm và đăng ký công suất công bố hằng ngày, hàng tuần.
d) Tổ chức bồi huấn nâng cao tay nghề cho công nhân; hướng dẫn học quy trình, quy phạm kỹ thuật cho công nhân và theo dõi kiểm tra việc thực hiện các quy trình đó; đào tạo kèm cặp công nhân hằng năm, đào tạo nhân viên mới; soạn thảo quy trình vận hành.
e) Tổ chức các phong trào thi đua ca vận hành an toàn kinh tế, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật tham gia thực hiện các đề tài khoa học kỹ thuật.
f) Nghiệm thu thiết bị theo quy định; kiểm tra phát hiện hư hỏng kịp thời để tìm cách khắc phục, sửa chữa nhằm bảo đảm phương thức vận hành. Đăng ký phương thức Điều độ khi sửa chữa hư hỏng bất thường thiết bị hoặc sự cố thiết bị.
g) Quản lý, vận hành trạm điều chế H2, hệ thống xử lý nước.
h) Xây dựng kế hoạch sử dụng vật tư hóa chất phục vụ sản xuất.
2. Chức năng thí nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, khắc phục sự cố thiết bị cơ nhiệt, thiết bị điện nhất thứ, nhị thứ, thiết bị đo lường, tự động điều khiển của nhà máy:
a) Đảm bảo chất lượng công tác hóa nghiệm: Nước, hơi, khí, nguyên - nhiên liệu của các tổ máy.
b) Thực hiện chế độ phòng mòn các thiết bị nhiệt.
c) Trong sửa chữa đại tu lò máy, tham gia phân tích cáu cặn trên bề mặt sinh hơi của lò hơi, bình ngưng, cánh động tĩnh tua-bin để tìm nguyên nhân xử lý khắc phục. Đánh giá bùn bên trong các thiết bị nhiệt và đường ống. Sự ăn mòn bề mặt trong của các thiết bị nhiệt và thiết bị xử lý nước.
d) Chịu trách nhiệm về chất lượng các loại dầu mỡ sử dụng trong vận hành và các công tác hóa nghiệm khác.
e) Xây dựng kế hoạch sửa chữa thường xuyên bảo dưỡng định kỳ tất cả thiết bị điện, thiết bị kiểm nhiệt tự động, cơ nhiệt của các tổ máy. Đề ra các phương án biện pháp kỹ thuật trong việc sửa chữa.
f) Sửa chữa các máy móc, thiết bị.
3. Nhiệm vụ khác:
a) Tham gia điều tra sự cố. Tổ chức diễn tập sự cố và đề ra các biện pháp hữu hiệu chống sự cố trong mùa khô và mùa mưa.
Thực hiện các biện pháp an toàn thiết bị, an toàn bảo hộ lao động trong sửa chữa, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp.
Công ty luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, trân trọng và lắng nghe ý kiến cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành viên phát huy hết năng lực của mình. Mọi thành viên của Công ty không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, sẵn sàng chấp nhận những thách thức mới, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Sống, lao động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quy tắc ứng xử của EVNTPC THU DUC là kim chỉ nam cho việc ứng xử trong các hoạt động hàng ngày của tất cả thành viên trong Công ty, phản ánh tiêu chuẩn xử sự đúng đắn và các giá trị của Công ty. Điều quan trọng nhất là mọi thành viên của Công ty đều có trách nhiệm tự giác tuân thủ các điều khoản trong quy tắc ứng xử này, cam kết thúc đẩy các chuẩn mực đạo đức của Công ty lên mức cao nhất.